Nhiều khách hàng kinh doanh với thị trường ngoài nước hoặc
có đối tác làm ăn nước ngoài phải sử dụng ngoại tệ sẽ rất quan tâm đến tỷ giá hối
đoái. Hay những người đi du lịch nước ngoài muốn đổi ngoại tệ trong nước để giảm
bớt chi phí đổi tiền cũng cần biết đến tỷ giá hối đoái. Nếu bạn sắp có kế hoạch
làm ăn với các đối tác nước ngoài, làm ăn có liên quan đến sử dụng ngoại tệ, đi
du lịch nước ngoài,… các bạn nên tìm hiểu một số điều cơ bản để không phải chịu
thiệt thòi khi giao dịch bằng hình thức ngoại tệ này.
Tỷ giá hối đoạn là gì? |
Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (tỷ giá trao đổi ngoại tệ ) đây là tỷ giá
khi chúng ta thực hiện quy đổi từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác.
Ví dụ tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD là 1 USD ≈ 23.000 VNĐ. Các quốc gia luôn
cố gắng để giữ tỷ giá hối đoái ổn định. Nếu tỷ giá hối đoái cao hoặc thấp đều
có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quốc gia, nếu đồng nội tệ tăng giá
thì sẽ giúp hàng hóa nhập khẩu được rẻ hơn, người dân có nhiều lựa chọn hơn bên
cạnh đó làm giảm sức tiêu thụ hàng tiêu dùng nội địa dẫn đến làm giảm nhu cầu sản
xuất trong nước kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, làm giảm các hoạt động xuất
khẩu nhưng lại giảm được tình trạng lạm phát còn ngược lại tỷ giá hối đoái giảm
thì tỷ lệ lạm phát lại tăng cao.
Sự kiểm soát của chính phủ với tỷ giá hối đoái trong nước:
1. Tác động vào lãi suất tái chiết khấu:
Chính phủ sẽ quyết định có những biện pháp để điều chỉnh nhằm
ổn định tỷ giá hối đoái bằng những cách như thay đổi lãi suất tái chiết khấu Ví
dụ: nếu tỷ giá hối đoái của thị trường lên cao quá mức thì lãi suất sẽ được điều
chỉnh để tăng, vốn nước ngoài tăng dẫn đến cung ngoại tệ cũng tăng làm giảm nhu
cầu ngoại tệ và sẽ làm giảm tỷ giá. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc vào
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội do lãi suất và tỷ giá không hoàn toàn phụ
thuộc nhau.
2. Sử dụng nghiệp vụ thị trường:
Ngân hàng trung ương sẽ sử dụng nghiệp vụ thụ trường mở bằng
cách mua bán ngoại hối trên thị trường để tác động đến cung cầu ngoại hối qua
đó sẽ làm thay đổi tỷ giá. Tùy vào tỷ giá mà ngân hàng trung ương sẽ quyết định
mua hay bán ngoại tệ, nếu tỷ giá cao ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ dự trữ
ra thị trường để làm giảm cầu qua đó làm giảm tỷ giá còn nế tỷ giá hối đoái thấp
ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại tệ để tăng cung qua đó làm tăng giá ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái sẽ ổn định.
Sự kiểm soát của chính phủ về tỷ giá hối đoái |
3. Phá giá tiền tệ:
Nếu nhận thấy đồng tiền của quốc gia đang bị mất giá và
tình hình tỷ giá hối đoái đang tăng một số quốc gia sẽ sử dụng hình thức phá
giá đồng nội tệ. Với phương án này sẽ làm gia tăng hoạt động thị trường xuất khẩu,
tăng hoạt động sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
nhưng sẽ làm gia tăng tỷ lệ lạm phát. Việc phá giá đồng nội tệ cũng ảnh hưởng lớn
đến ngành du lịch khi nó kích thích mạnh sự phát triển về số lượng du khách nước
ngoài đến đất nước đó du lịch. Tuy nhiên, nếu phá giá sẽ gây gia tăng lạm phát
vì người dân sẽ rút tiền mua đất, mua vàng, ngoại tệ để tích trữ,… dẫn tới sự bất
ổn của nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra còn rất nhiều hình thức khác mà chúng tôi sẽ chia
sẻ trong những bài viết sau. Qua bài viết trên đây chúng tối muốn đưa những
thông tin cần thiết nhất về khái niệm tỷ giá hối đoái và cái nhìn về sự quản lý
của nhà nước với cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Mong rằng những thông trên đã
đưa đến cho bạn những điều có thể giúp bạn trong công việc và hỗ trợ tốt cho cả
những lĩnh vực liên quan đến tỷ giá hối đoái.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Địa chỉ: Tòa nhà
HP Bulding – Số 59 Đường Võ Chí Công – Quận Cầu Giấy – TP.Hà Nội.
E-mail: S86ketnoitaichinhviet@gmail.com
Hotline: 1900 633
621
Xin chân thành cảm ơn !
Xin chân thành cảm ơn !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét